Trở thành nhà quản lý, lãnh đạo là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai khi bước lên vị trí này cũng có một hành trình suôn sẻ, thuận lợi. Rất nhiều người không thể đối mặt với những khó khăn, áp lực khi đứng đầu một đơn vị, bộ phận. Chính vì vậy, hãy cùng Elite Learning tìm kiếm tố chất nào mà một nhà quản lý tài ba cần phải có để giúp bạn chuẩn bị hành trang vững chắc trên con đường sự nghiệp của mình nhé.
1. Biết lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu của bất cứ ai muốn có được thành công, đặc biệt là người lãnh đạo. Việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt là nhân viên cấp dưới sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có được các sáng kiến, ý tưởng mới lạ, đem lại hiệu quả cho công việc chung. Có một nhà quản lý từng nói rằng “Đừng để lãng phí một trong những nguồn tài nguyên giá trị – đó là ý kiến hay của nhân viên”.
2. Thích nghi với sự thay đổi
Nhà quản lý giỏi có khả năng thích nghi dễ dàng với những sự thay đổi, tình huống bất ngờ từ công ty, khách hàng và cả các đối thủ cạnh tranh. Thành công chỉ có thể đến nếu nhân viên và các tổ chức biết nắm bắt các ý tưởng mới, các cơ hội và cách thức kinh doanh mới. Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh với cơ hội hoặc rủi ro bất ngờ, điều các nhà quản lý cần là sự nhạy bén nắm bắt thời cuộc, ra quyết định thông minh và sẵn sàng chấp nhận thất bại. Điều quan trọng là họ học được gì từ những trải nghiệm đó và tạo nền tảng cho thành công sau này như thế nào mà thôi.
3. Đặt ra mục tiêu và kế hoạch làm việc
Những nhà quản lý giỏi biết cách vạch ra mục tiêu chung, kế hoạch cụ thể và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để nhân viên thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêu đã được thống nhất. Từ mục tiêu được vạch sẵn sẽ giúp cho người quản lý đưa ra các chương trình thực hiện hợp lý và định hướng tư duy, ý tưởng nhằm đưa bản kế hoạch giấy vào thực tế. Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải thường xuyên trau dồi và nỗ lực hết mình.
4. Kỹ năng ra quyết định
Một người quản lý giỏi không thể là một người thiếu quyết đoán và lúc nào cũng mong chờ người khác quyết định thay mình. Là người đứng đầu cơ quan, bộ phận, bạn phải luôn sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn trong điều kiện áp lực về thời gian và từ cấp trên. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức chuyên môn, dự đoán thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia, cấp trên, bàn bạc với nhân viên cấp dưới để từ đó đưa lại quyết định cuối cùng.
5. Không ngừng học hỏi và nâng cao chuyên môn
Trở thành nhà lãnh đạo không có nghĩa là bạn ngừng học tập và nâng cao kiến thức. Theo Dave Kerpen – nhà sáng lập kiêm CEO hãng phần mềm Likeable Local thì những người thành công có xu hướng đọc nhiều sách, học hỏi nhiều hơn những người khác. Chính vì vậy, bạn cần nỗ lực không ngừng, tự tích lũy kiến thức từ thực tế công việc và luôn sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của những nhà quản lý đi trước để theo kịp thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh không có chỗ cho cách làm cũ, tư duy cũ.
6. Phân chia công việc hợp lý
Bạn không thể trở thành một người sếp giỏi nếu không có sự hỗ trợ của các nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thụ động trước công việc của họ thì công việc của cả nhóm sẽ trở nên lộn xộn, chồng chéo. Là người đứng đầu, bạn phải biết đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu của cấp dưới để từ đó có kế hoạch phân chia công việc hợp lý. Điều này đòi hỏi bạn phải đầu tư công sức để thấu hiểu nhân viên cấp dưới cũng như dành thời gian để huấn luyện và hướng dẫn họ nếu cần.
7. Khen thưởng nhân viên hiệu quả
Thành tích, kết quả công việc của nhà quản lý được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Vì vậy, một nhà lãnh đạo tài giỏi là người biết cách hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Hãy khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt/ xuất sắc công việc. Khi họ cảm thấy công sức, nỗ lực của mình được trân trọng và ghi nhận thì sẽ có động lực để cố gắng hết mình cho công việc chung hơn nữa. Nhà quản lý có thể khen ngợi trực tiếp trước tập thể, tặng quà hoặc trao đặc quyền hợp lý để giúp nhân viên có được sự động viên, khích lệ kịp thời từ công ty.
Những thành công, kỹ năng và kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo, quản lý tài ba không phải nghiễm nhiên mà có được, đó đều là kết quả của cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực và đam mê với công việc trong suốt quãng thời gian dài.
Kinh điển Chúng tôi không ngần ngại gọi những cuốn sách này là kinh điển vì chúng đã được các nhà giáo dục giàu kinh nghiệm, nhà lãnh đạo công ty và những người tiên phong trong lĩnh vực dạy học trực tuyến trên thế giới đề cập đến nhiều nhất – những người hiểu […]
Trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, có 3 từ mà chúng ta rất hay sử dụng: “Khả năng – capability”, “Năng lực – competency” và “Kỹ năng – skill”. Rất nhiều người cho rằng chúng là từ đồng nghĩa, và vì vậy có thể dùng hoán đổi lẫn nhau. Nhưng chúng tôi thì […]
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang thay đổi từng ngày từng giờ như hiện này, cụm từ “những kỹ năng của tương lai” là một biến số. Giống như rất nhiều thuật ngữ khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, số hóa giáo dục, định nghĩa của nó phụ thuộc vào […]
Có một sự thật là việc phát triển các chương trình đào tạo chuyên môn cho một tổ chức chuyên nghiệp là công việc không hề dễ dàng. Những người trainer chuyên nghiệp nếu biết được mình nên bắt đầu từ đâu chắc chắn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bài viết này, vì vậy, […]
Minh Thư là nhân viên kinh doanh trong một công ty đa quốc gia. Khi nói chuyện với khách hàng, Minh Thư luôn tạo được ấn tượng đặc biệt khiến khách hàng nhớ mãi và để lại những đánh giá tích cực, chất lượng cho cô cũng như sản phẩm mà cô giới thiệu. Trong […]
Mối quan tâm lớn nhất của một số doanh nghiệp hiện nay đó là mô hình đào tạo nhân sư nào phù hợp để triển khai cho doanh nghiệp của họ. Theo xu hướng toàn cầu hóa và thị trường ngày càng phát triển thì sự cần thiết của mô hình đào tạo nhân sự […]
Hệ thống đào tạo nội bộ trực tuyến luôn đem lại cho doanh nghiệp những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên để xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ thành công trong doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Vậy thế nào là hệ thống đào tạo hiệu quả? Nó phụ thuộc vào rất […]